TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY CAO SU
Cây cao su được trồng phần lớn tại miền nam Việt Nam với mục đích chính là lấy mủ để sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như là thành phần chính của lốp xe, nệm, roong và nhiều loại hàng hóa khác nhưng trong vài thập niên trở lại đây một công dụng khác của cây cao su được chú ý đến đó là nguyên liệu chính phục vụ cho ngành chế biến gỗ.
Nói về thân gỗ cao su, vào khoảng những năm 90 trở về trước, người ta liên tưởng đến một loại gỗ với tính bên thấp, dễ mục không đạt chất lượng cho ngành nội thất và xây dưng. Tuy nhiên sau một thời gian sản xuất và chế biến gỗ, người ta nhận thấy việc làm đồ nội thất sử dụng các loại gỗ rừng quý hiếm làm giá sản phẩm tăng nhanh và diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm trầm trọng dẫn đến nhiều hệ lụy xấu đến môi trường. Nguồn nguyên liệu khan hiếm do diện tích rừng trồng để khai thác gỗ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Trước tình những khó khăn đó, sự phát triển trong kỹ thuật xử lý gỗ, giúp gỗ cao su khắc phục được hầu hết những điểm yếu để bước chân vào ngành gỗ và ngày càng khẳng định được những ưu việt của mình trên nhiều thị trường trong và ngoài nước.
Tính thân thiện với môi trường của gỗ cao su càng được khẳng định khi nhu cầu sử dụng gỗ tạo không gian sống trong lành của con người ngày một tăng đặc biệt là ở các nước phát triển. Cây cao su cũng khẳng định được tính hiệu quả trong kinh tế của mình trước những thách thức của nền kinh tế. Vòng đời từ 20-25 năm, trước khi khai thác thân gỗ, cây cao su cung cấp một lượng lớn nguyên liệu cho các ngành chế tạo nói trên, thân cây được sừ dụng khi quá trình khai thác nguyên liệu kết thúc. Việc bắt tay với ngành công nghiệp chế tạo giúp cho ngành gỗ cao su có vị trí đứng vững chắc hơn trong nền kinh tế toàn cầu mà yếu tố hiệu quả và môi trường được đặc biệt xem trọng.